Đứng đầu trong ngành giải trí châu Á, Hàn Quốc luôn biết cách
tạo ra nét riêng của mình và khiến cho người hâm mộ đổ dồn mọi con mắt
về mình.
Đó chính là cách mà
showbiz Hàn đang tồn tại và phát triển ngày càng hùng mạnh, nói về lượng diễn viên hay ca sĩ thì có lẽ không nơi đâu lại đâm chồi nảy lộc hơn trên mảnh đất kim chi này. Luôn biết cách làm mới mình và tạo ra những sản phẩm hoàn hảo cho công chúng, các ông lớn tại ngành giải trí Hàn luôn phải đối mặt với mạo hiểm để có thể ra mắt những "
thần tượng" hoàn hảo nhất hiện nay.
Cụm từ "Hợp đồng nô lệ"Sẽ không cần phải lấy ví dụ đâu xa, người nghe nhạc Kpop luôn biết rằng, SM Ent là một trong những công ty giải trí hàng đầu tại Kpop, nắm trong tay hàng loạt những
nhóm nhạc đình đám bậc nhất châu Á như:
H.O.T, Shinhwa, S.E.S, BoA, DBSK, Super Junior, SNSD …Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng, các công ty quản lí đã phải chi bao nhiêu tiền để có thể tạo ra một
thần tượng đúng nghĩa, dẫu cho rằng tỉ lệ thành công cho công việc này không hề được bảo đảm?
DBSK chia 2
Gần đây, từ khóa: "hợp đồng nô lệ" đã xuất hiện hàng loạt tại các trang
mạng và trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với giới truyền thông và
người hâm mộ. Nổi lên đó là vụ kiện giữa Jun Su – Jae Joong – Yoo Chun
(DBSK) với công ty quản lí của mình là SM Ent.
Jun Su – Jae Joong – Yoo ChunMọi chuyện vẫn chưa dừng lại, cũng ở SM Ent, thành viên ngoại quốc
Han Kyung (
SuperJunior) cũng đệ đơn kiện công ty. Dưới suy nghĩ của người hâm mộ thì họ cho rằng sự quản lí bóc lột và lịch làm việc của SM Ent đang đè nặng lên cơ thể những người nghệ sĩ và biến những thần tượng trở thành cỗ máy in tiền.
Han Kyung
Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận một cách sâu sắc hơn rằng, trước đây, khi những thần tượng ấy chỉ là vô danh tiểu tốt trong mắt nhiều người. Và để biến họ thành một vị vua hay vị thần trong làng giải trí đầy khốc liệt như Kpop thì công ty chủ quản đã phải tiêu xài bao nhiêu tiền và đối mặt với sự thất bại nhiều đến nhường nào?
Đó là những suy nghĩ 2 chiều đến từ phía công chúng trong sự việc ca sĩ lên tiếng về việc các ca sĩ SM Ent đệ đơn kiện người đã tái sinh mình trong thế giới mà họ đang sống.
Phải chi bao nhiêu để tạo ra "thần tượng"?
Những học viên của các "trại
huấn luyện" lừng danh như SM Ent, YG Ent, JYP Ent ở Hàn Quốc đều phải trải qua những sự
huấn luyện vất vả và khắc nghiệt… Hầu hết các nghệ sĩ trước khi được ra mắt đều phải trải qua ít nhất 3 năm
khổ luyện để nuôi hy vọng có ngày mình được đứng trên sân khấu.
Trong thời gian đào tạo tại đây, các
thực tập sinh được chu cấp đồ ăn, chi phí đi lại và kí túc xá dành cho những người ở xa nhà. Ngoài ra, họ còn được rèn luyện về khả năng thanh nhạc,
vũ đạo,
diễn xuất và ngoại ngữ. Về phía ngoại hình,
thực tập sinh có những buổi tập thể hình, làm tóc, thậm chí họ sẽ được phẫu thuật thẩm mĩ nếu cần thiết.
Khi các sao còn là thực tập sinhVới sự đầu tư kĩ lưỡng như này, các nhà quản lí đã phải chi một số tiền không nhỏ để nâng cấp những con người vô danh kia trở thành những "siêu thần tượng" trong mắt người hâm mộ. Nhưng hãy nhớ một điều rằng, ngay cả các nhà quản lí ca sĩ cũng không thể đảm bảo rằng độ thành công khi cho ra mắt một
nhóm nhạc hay ca sĩ sẽ là bao nhiêu. Ước tính trung bình về chi phí mà phía nhà quản lí chi cho một học viên trong một năm rơi vào quãng 20 – 40 triệu won (8,0000 -36,000 USD/người) và tuy nhiên con số này vẫn có thể tăng nhiều hơn thế.
DBSK
Tại SM Ent, mỗi khóa học thường có khoảng 20 người, làm phép tính đơn giản thì số tiền năm mà công ty này phải chi là 1 tỷ won (900,000 USD/năm). Trung bình, mỗi thực tập sinh đều phải qua quá trình đào tạo từ 3 đến 5 năm, vì vậy nếu như một người cần ít nhất 150 triệu won (35,000 USD) để trở thành ca sĩ thì với nhóm nhạc đông thành viên như
SNSD thì ít nhất phải cần 1,3 tỉ won (1,2 triệu USD).
Super Junior
Đặc biệt đối với DBSK thì số tiền mà SM Ent rót vào để tạo ra 5 vị thần phương Đông thì còn kinh khủng hơn nữa, sau đó, Super Junior cũng làm chao đảo thị trường châu Á khi ra mắt với 13 thành viên – con số kỉ lục bậc nhất tại Kpop về số lượng thành viên trong 1 nhóm nhạc. Đương nhiên, đi kèm với nó thì con số để tạo ra Super Junior cũng không hề nhỏ bé.
Thực tế chỉ ra rằng …Những con số trên quả đúng khiến nhiều người phải ngạc nhiên về khoản tiền mà các công ty phải chi cho 1 thần tượng. Nhưng thực tế của nó đã đi ngược lại hoàn toàn mà con số trên đã đưa ra.
Jae JoongThành viên Jae Joong (DBSK) đã từng cho biết rằng, anh đã phải làm liên tục 3 công việc để trả cho SM Ent chi phí thực tập tại đây. Hơn nữa, trong bản hợp đồng mà SM Ent kí kết với các thần tượng, đã chi ra một điểm vô lí rằng, các nghệ sĩ phải tự chi trả những chi phí phụ như: trang phục diễn, quản lí, dancer, trang sức và thậm chí là tiền nhà hàng tháng.
ShiNeeThành viên Han Kyung (Super Junior) nhận lương bằng tiền tệ (Trung Quốc) trên đất Hàn Quốc? Một sự bất công mà ngay khi người nghe nhạc Kpop nghe thấy cũng cảm thấy bất mãn thay cho người
nghệ sĩ ngoại quốc này.
Trên đây, chỉ là một trong những ví dụ điển hình nhất cho sự chi phối bất cập trong bản hợp đồng hiện nay – một đề tài không có hồi kết. Đó là những suy nghĩ từ phía những người hâm mộ, nhưng có khi nào chúng ta tự đặt mình vào phía người kinh doanh?
SNSDVới mọi công ty quản lí nghệ sĩ, đặc biệt là một công ty lớn như SM Ent thì việc luôn tạo ra những sản phẩm mới cho mình là điều cần thiết bậc nhất. Các nghệ sĩ ra mắt trước chính là nguồn nguyên liệu để tạo ra những lớp ca sĩ trẻ sau này. Do vậy, việc kinh doanh có lãi chính là cách duy trì một công ty, ngày nay, khi tại đất nước được mệnh danh là "ngành công nghiệp âm nhạc" như Hàn Quốc thì âm nhạc chính là một hình thức kinh doanh phi lợi nhuận.
f(x)Khi đã đụng tới "kinh doanh" thì không ai chấp nhận thua lỗ, các công ty quản lí cũng vậy, các ca sĩ muốn thực hiện ước mơ, muốn sống trong ánh hào quang… có hàng ngàn lí do để thúc đẩy một con người nuôi hy vọng trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng. Những "bà tiên" công nghiệp như SM Ent sẽ biết cách biến những ước mơ này trở thành sự thực.
Vậy khi đã bay cao trên bầu trời toàn sao và ngập tràn trong những tiếng hò reo của hàng trăm nghìn người hâm mộ, thì điều mà các công ty quản lí âm nhạc quan tâm không nằm ngoài 2 chữ "lợi nhuận".
KếtCông ty nghệ thuật thì tài sản lớn nhất là nghệ sĩ, họ nên biết cách chăm lo và đùm bọc cho thật tốt. Để tránh những chuyện không may xảy ra, và người hứng chịu trước hết là fans–những người đã luôn một lòng vì thần tượng của mình.
Rồi sau đó, là những tổn thất kinh tế ập đến với công ty chủ quản, bởi lẽ khi một nhóm nhạc tuyên bố tan rã đồng nghĩa số tiền rót vào cho công ty cũng từ đây mà chấm hết.